Xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn phát triển của thai kỳ là giải pháp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy bà bầu nên ăn gì? Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chia sẻ những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé thông qua bài viết dưới đây.
Tóm tăt nội dung
- 1. Các nguyên tắc ăn uống khoa học cho mẹ bầu
- Ăn đa dạng, đủ chất
- Chia nhỏ bữa ăn
- Nhai chậm, nhai kỹ
- Uống đủ nước
- 2. Bà bầu nên ăn gì khi mang thai?
- Thực phẩm giàu đạm
- Bổ sung sắt
- Thực phẩm giàu canxi
- Bà bầu nên bổ sung omega 3
- Phụ nữ mang thai cần ăn chất xơ
- Các loại vitamin
- 3. Mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn, thức uống nào?
1. Các nguyên tắc ăn uống khoa học cho mẹ bầu
Ăn đa dạng, đủ chất
Các mẹ cần ăn uống đủ chất và nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ở những tháng cuối, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi để con sau này. Mẹ nên ăn đủ 4 nhóm thức ăn: Bột đường, chất đạm, chất béo và không thể thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Chia nhỏ bữa ăn
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ/ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều và bữa tối – bữa phụ đêm. Điều đó không chỉ giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi mà còn giúp mẹ khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong các tháng đầu và kiểm soát được cân nặng trong các tháng tiếp theo.
Nhai chậm, nhai kỹ
Do những thay đổi hoocmon trong quá trình của thai kỳ khiến các mẹ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, ăn vội hay vừa ăn vừa xem TV, điện thoại. Thay vào đó, các mẹ nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và đặc biệt tốt cho dạ dày. Thói quen này còn giúp kiềm chế mẹ ăn nhiều hơn và tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động được trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho những cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Mẹ có thể uống nước lọc, nước canh và nước hoa quả để tốt cho con mà không béo.
2. Bà bầu nên ăn gì khi mang thai?
Trong giai đoạn mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ. Vậy bà bầu nên ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của con?
Thực phẩm giàu đạm
Trong thời kì mang thai, các mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, có đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì năng lượng cần thiết cho cả mẹ và bé. Việc cung cấp chất đạm trong thời kì mang thai còn tạo điều kiện để con phát triển tốt và tăng sức đề kháng cho con ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Theo đó, bà bầu cần bổ sung:
- Thịt, sữa, trứng, tôm, cua, cá, ốc
- Đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ, lạc, vừng
- Trái cây như bơ, chuối, măng cụt…
Bổ sung sắt
Sắt có vai trò hình thành nên huyết sắc tố trong cơ thể, đặc biệt là Hemoglobin với vai trò đưa oxy và protein cần thiết đi khắp cơ thể. Vì thế, khi mang thai nhu cầu cần thêm sắt sẽ tăng khoảng 50%.
Trên thực tế, các mẹ khi mang thai không đủ lượng sắt dự trữ cần thiết trong cơ thể. Do đó, nhiều mẹ sẽ luôn trong tình trạng thiếu máu và đối diện với những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như:
- Trẻ nhẹ cân.
- Sinh non.
- Tăng nguy cơ thai chết lưu.
- Trầm cảm, mệt mỏi kéo dài.
- Trẻ sơ sinh tử vong.
Để cải thiện được tình trạng sức khỏe của bản thân, ngoài việc uống thêm sắt. Các mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt vào cơ thể hằng ngày như:
- Trái cây khô
- Đậu khô
- Lòng đỏ của trứng gà
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Thịt nạc
- Hàu (không ăn hàu sống)
- Thịt gà, vịt, ngan
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Các loại đậ
- Rau có màu xanh đậm.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi cần thiết để giúp hệ cơ xương phát triển khỏe mạnh. Nếu như mẹ bầu thiếu canxi trong thời kì mang thai có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau lưng, đau khớp, chuột rút và loãng xương. Kéo theo đó, thai nhi sẽ gặp các vấn đề về xương như còi xương bẩm sinh, thấp lùn hay biến dạng xương…
Do vậy bà bầu nên ăn gì để bổ sung canxi trong giai đoạn mang thai. Danh sách những thực phẩm được ưu tiên hàng đầu đó chính là:
- Tôm, cua, cá nước ngọt, hải sản, trứng
- Rau củ như súp lơ xanh, cải chíp, cải bó xôi (rau bina), tỏi tây, khoai lang
- Trái cây như chuối, cam, kiwi
- Đồ ăn khác như hạt dẻ, sữa, sữa chua, hạt vừng.
Bà bầu nên bổ sung omega 3
Omega 3 bao gồm 3 dạng: DHA, ALA, EPA và có vai trò vô cùng quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Loại axit omega 3 đóng vai trò trong việc ngăn ngừa triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh; ngăn ngừa sinh non hay các triệu chứng tiền sản giật; giải quyết các vấn đề về bệnh tim mạch cho mẹ bầu trong thời kì mang thai. Bên cạnh đó, thành phần này còn kích thích sự phát triển của bé, kích thích não bộ và thị giác phát triển.
Để bổ sung omega 3 cho cơ thể trong thời kì mang thai, mẹ bầu nên ăn:
- Các loại cá như cá trích, cá hồi, cá mòi, hàu, cá thu
- Rau màu xanh đậm như cải xoong, rau bina, cải chíp, súp lơ xanh
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt điều, óc chó, lạc, đậu nành
- Dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu vừng
- Sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai.
Phụ nữ mang thai cần ăn chất xơ
Hầu hết, các mẹ trong thời gian mang thai đều có nguy cơ bị táo bón. Để cải thiện, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ. Điều này cũng sẽ giúp chị em tránh được nguy cơ bị trĩ khi mang thai. Một số thực phẩm có thành phần chất xơ cao bao gồm:
- Gạo
- Đậu
- Các loại hoa quả
- Các loại rau xanh.
Các loại vitamin
Khi mang thai, chị em cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin như A, B, C, D, E giúp tăng sức đề kháng, hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, có thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ.
- Vitamin A có nhiều trong củ quả màu đỏ hoặc vàng, rau màu xanh đậm
- Vitamin B, E có trong ngũ cốc, các loại hạt, trứng
- Vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, quýt, rau xanh
- Vitamin D có thể bổ sung từ ánh nắng mặt trời, sữa, phô mai, hay cá thu…
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ vitamin, các khoáng chất để mẹ luôn được khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu thường chưa cung cấp đủ vitamin, khoáng chất mà cần bổ sung thêm từ nguồn khác như viên uống bổ sung để đảm bảo cơ thể đầy đủ dưỡng chất.
3. Mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn, thức uống nào?
Bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày, các mẹ cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây:
- Các loại cá có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm bạn không nên ăn hoặc nếu có, chỉ nên ăn một mức thấp nhất.
- Thịt chưa nấu chín có nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây ngộ độc thực phẩm cao nhất hiện nay. Thậm chí, một số loại virus có khả năng đi qua nhau thai và gây nguy hiểm cho em bé.
- Món trứng ốp la, trứng sống được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng đối với bà bầu, việc sử dụng thức ăn này là không nên bởi nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.
Pate, phô mai gân xanh là những món ăn có nguy cơ hàng đầu gây nhiễm khuẩn listeria – loại vi khuẩn gây nhiễm trùng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cho cả mẹ và bé. - Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa calo rỗng như bánh quy, khoai tây chiên, kẹo. Đây là các loại thực phẩm chứa nhiều chất đường, chất béo làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng và cân nặng của bà bầu trong thời gian mang thai.
- Các loại ray củ muối bình thường mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cơ thể. Tuy nhiên đối với bà bầu thì cần hạn chế ăn những món này. Bời vì, trong quá trình muối rau củ, các vi sinh vật có trong đó sẽ chuyển hóa cho độ chua tăng dần lên, quá trình chuyển hóa này có thể tạo ra các hoạt chất có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, rau củ muối thường khá mặn, các mẹ sử dụng thường xuyên có thể khiến huyết áp tăng, phù nề không tốt cho sức khỏe của mẹ và con.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ đang trong quá trình mang thai không nên uống rượu. Bởi gan của thai nhi không xử lý được rượu, nếu các mẹ thường xuyên uống rượu sẽ làm sức khỏe của con bị suy yếu nghiêm trọng do lượng độc tố bị tích tụ trong cơ thể.
Ngoài ra, các mẹ cũng không tiêu thụ nhiều caffeine khi mang thai vì điều này sẽ khiến trẻ nhẹ cân, gặp các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí dễ bị sảy thai hơn.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc bà bầu nên ăn gì khi mang thai, mong rằng, với những chia sẻ này, các chị em sẽ có được bí quyết chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi tốt hơn.