Ba kích trong Đông Y có công dụng trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương và một số bài thuốc hữu ích khác. Tìm hiểu rõ hơn về cây ba kích qua một số thông tin cụ thể dưới đây.
Tóm tăt nội dung
- Ba kích là gì?
- Mô tả về cây ba kích
- Ba kích có tác dụng gì?
- Thành phần dược chất trong ba kích có tác dụng gì?
- Ba kích chữa yếu sinh lý có hiệu quả hay không?
- Cách dùng ba kích tím như thế nào?
- Cách sơ chế ba kích tươi
- Cách rút lõi ba kích bằng tay
- Rút lõi ba kích bằng cách đập dập
- Rút lõi củ ba kích theo cách công nghiệp
- Hướng dẫn ngâm rượu ba kích
- Cách ngâm rượu ba kích khô
- Uống ba kích như thế nào?
Ba kích là gì?
Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m.
Mô tả về cây ba kích
- Tên khoa học của ba kích là Morinda officinalis stow. Một cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae). Đây là dạng cây thân thảo, sống nhiều năm.
- Ngọn ba kích: Có cạnh, màu tím. Ngọn non có màu tím, nhiều lông tơ nhỏ phía trên lá, mặt phía sau lá nhẵn.
- Cành ba kích non có cạnh, lá mọc đối nhau hình mác hoặc hình bầu dục thuôn nhọn. lá cứng dài từ 6cm đến 14cm và có chiều rộng từ 2,5cm đến 6cm. Khi non mầm ba kích có màu xanh lục, khi già thì có màu trắng giống như mốc. Lá mỏng ôm sát với thân.
- Phiến lá ba kích cứng, có lông tập trung ở mép và ở gân. Khi già ít lông hơn, dài 6 – 15cm, rộng 2,5 – 6cm, cuống ngắn. Lá mỏng ôm sát vào thân.
- Hoa ba kích: Tập trung thành tán ở đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau hơi vàng. Tràng hoa liền, phía dưới thành ống ngắn.
- Quả ba kích: Có hình cầu, có cuống riêng rẽ. Khi chín quả có màu đỏ cam.
- Mùa hoa ba kích từ tháng 5 đến tháng 6 còn mùa quả từ thánh 7 đến tháng 10.
- Củ ba kích (rễ của cây ba kích) có công dụng rất tốt dùng để làm thuốc trong nhiều bài thuốc quý, bản thân củ ba kích đã là 1 vị thuốc quý. Củ dài trên 5cm có mskính khoảng 5mm nếu ngoài tự nhiên, ba kích trồng có thể to và dài hơn. Vỏ ngoài màu nâu hoặc hống nhạt có vân dọc bên trong.
- Bên trong ruột là màu tím có vị ngọt thanh. Ba kích thường được sấy khô lên để làm các vị thuốc hoặc được ngâm tươi để thành rượu ba kích.
Ba kích có tác dụng gì?
Ngoài tác dụng trong việc cải thiện chức năng sinh lý nam giới, ba kích còn chứa nhiều thành phần dược chất giúp điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả.
Thành phần dược chất trong ba kích có tác dụng gì?
Ba kích là vị thuốc quý có tác dụng ôn thận, trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Tác dụng đặc biệt này mà ba kích có được là nhờ các hoạt chất quý có trong vị thuốc này. Một trong những hoạt chất tạo nên tác dụng đặc biệt của ba kích đó là chất anthraglucozit.
Trong ba kích có gentianine, carpaine, choline, trigonelline, díogenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin, vitexin, orientin, quercetin, luteolin, vitamin B1, morindin, vitamin C…
Thành phần hóa học trong rễ ba kích có chứa các anthraglucosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như Na, Mg, Fe, Cu, Zn… tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C.
Trong rễ ba kích khô có acid hữu cơ, đường, nhựa, anthraglucoside, phytosterol, 1 ít tinh dầu, morindin. Rễ tươi có vitamin C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam), ba kích khô thì không.
Hoạt chất Anthraglucozit trong ba kích
Anthraquinon là những dẫn chất của dixeton-Anthraxen. Anthraquinon là sản phẩm thủy phân Anthraglucozit.
Tính chất của anthraglucozit cũng khác nhau tuỳ theo nó ở dạng oxy hóa hay khử. Ở dạng khử, anthraglucozit còn có tác dụng sinh lý mạnh hơn dạng oxy hoá, do vậy ba kích có tác dụng kích thích tình dục rất mạnh mẽ.
Hoạt tính của Anthraquinon từ ba kích
Trong củ ba kích có chứa hoạt tính anthraquinon với tác dụng thanh nhiệt, hạ hoả, giải độc, ích thận, cường gân cốt. Ðược dùng để bổ thận, tráng dương, ích tinh, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Ngoài ra, anthraquinon còn giúp giảm đau, trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn.
Tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa, giải độc, hoạt huyết, tác dụng lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu. Bởi vậy, ba kích còn được dùng làm thuốc chữa huyết áp cao và giảm cholesterol máu.
Các Acid hữu cơ trong ba kích
Trong củ ba kích còn chứa nhiều axit hữu cơ bổ dưỡng và rất cần thiết cho cơ thể. Các axit hữu cơ này là những thành phần giúp tăng cường sức khoẻ và gián tiếp góp phần nâng cao khả năng tăng cường sinh lý. Có thể nói, ba kích là vị thuốc bổ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là các đấng mày râu muốn cải thiện chức năng sinh lý.
Các sinh tố vitamin C từ ba kích
Theo một số nghiên cứu gần đây đến 70% dân số ở Việt Nam thiếu vitamin C. Vì vậy Vitamin C rất quan trọng cho cơ thể. Ba kích có thể giúp cơ thể bạn cải thiện tình trạng thiếu Vitamin C đáng kể. Ba kích giúp loại bỏ mụn, nóng trong người và bổ sung collagen cho việc tái tạo da.
Ba kích chữa yếu sinh lý có hiệu quả hay không?
Ba kích tốt cho sinh lý của cả nam và nữ, giúp tăng cường sức khỏe. Đây là một trong những công dụng nổi trội của ba kích:
- Ba kích bổ thận tráng dương cho nam giới
- Trong Đông y, ba kích là cây thuốc nam trị yếu sinh lý hiệu quả. Tính ấm, vị hơi cay, nó có tác dụng ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp. Củ ba kích hỗ trợ điều trị các triệu chứng sinh lý nam giới sau:
- Tăng cường chức năng sinh lý nam giới.
- Bổ sung các loại khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
- Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt.
- Trị bệnh yếu sinh lý.
- Kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.
- Tăng cường khả năng cương dương.
Tuy không làm thay đổi tinh dịch nhưng ba kích có tác dụng hỗ trợ, cải thiện hoạt động sinh dục, điều trị vô sinh cho những nam giới suy nhược thể lực. Với các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì sử dụng ba kích chưa thấy kết quả.
Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể với các yếu tố độc hại. Ba kích có tác dụng tăng cường sức khỏe với người tuổi già. Biểu hiện tuổi già như mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu, đau mỏi các khớp… Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực.
Cách dùng ba kích tím như thế nào?
Ba kích có 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng. Loại ba kích trắng ít được sử dụng hơn bởi có tác dụng không tốt bằng ba kích tím. Ngoài ra mùi vị ba kích trắng khá nhạt, không thơm, đậm mùi khi ngâm rượu.
Ba kích phải được sử dụng đúng cách thì mới có tác dụng. Ngược lại, nếu không biết cách dùng sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều cách dùng ba kích như:
- Ba kích tươi hoặc khô ngâm rượu.
- Ba kích sắc cùng các vị thuốc khác.
- Ba kích hầm.
Cách sơ chế ba kích tươi
Ba kích tươi sau khi được đào lấy củ sẽ đem đi sơ chế trước khi sử dụng:
- Củ ba kích đem rửa sạch, để ráo nước.
- Sau khi ráo thì tiến hành rút bỏ phần lõi ba kích. Đây là bước quan trọng trong sơ chế ba kích tươi.
Cách rút lõi ba kích bằng tay
Cách rút lõi này thường được áp dụng với loại ba kích tự trồng. Ba kích được nhiều người tự trồng để có thể thu hoạch trong khoảng 3 – 4 năm. Do thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên củ ba kích thường nhỏ và mềm. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng rút lõi ba kích tươi bằng cách dùng dao chẻ như sau:
- Cách 1: Chẻ dọc ba kích thành 2 phần, sau đó dùng tay bóc lấy phần thịt vỏ, loại bỏ phần lõi.
- Cách 2: Ba kích tươi sau khi rửa sạch đem đi phơi nguyên củ trong 2 ngày nắng. Sau đó người dùng có thể lột phần vỏ ba kích một cách dễ dàng.
Rút lõi ba kích bằng cách đập dập
Đối với loại ba kích mọc trong rừng thì việc rút lõi sẽ khó khăn hơn. Bởi ba kích mọc trong rừng thường cứng và khó lột vỏ để bỏ lõi. Vì vậy mà nhiều người áp dụng phương pháp đập dập ba kích rừng. Với cách này có thể bỏ lõi ba kích nhanh chóng vì khi đập sẽ tách được lõi và vỏ ngay.
Ngoài ra, ba kích rừng khi tươi rất cứng chứ không mềm và nhiều nước như ba kích tự trồng. Vì vậy không nên phơi ba kích rừng rồi mới rút lõi, điều này sẽ khiến lõi và vỏ thịt ba kích dính vào nhau.
Rút lõi củ ba kích theo cách công nghiệp
Cách dùng ba kích tím theo phương pháp công nghiệp áp dụng với số lượng ba kích lớn. Ba kích được hấp hơi sao cho mềm phần vỏ để có thể rút lõi dễ dàng hơn.
Hướng dẫn ngâm rượu ba kích
Ba kích tươi hay khô đều có thể sử dụng để ngâm rượu. Tuy nhiên người dùng thường sử dụng loại ba kích khô bởi:
- Ba kích khô đã được làm sạch, rút bỏ lõi.
- Ba kích tươi khi ngâm rượu thường cần nhiều công đoạn sơ chế hơn ba kích khô.
Nguyên liệu:
- Ba kích tươi: 1kg
- Rượu trắng: 2 – 4 lít
- Bình thủy tinh.
Cách ngâm:
Ba kích tươi đem rửa sạch rồi phơi ráo nước. Tách bỏ phần lõi, chỉ giữ lại phần thịt củ. Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh. Ngâm sau 60 ngày là có thể sử dụng được.
Cách ngâm rượu ba kích khô
Ngày nay người dùng ít sử dụng ba kích khô ngâm rượu bởi ba kích khô được làm giả rất nhiều. Trên thị trường, ba kích khô từ Trung Quốc được bày bán tràn lan. Nếu chẳng may mua phải ba kích khô kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy hại khi sử dụng. Nếu ngâm rượu được đúng củ ba kích khô chuẩn thì rượu rất ngon và thơm.
Trước khi ngâm rượu, người dùng lấy củ ba kích thái nhỏ. Đem tất cả lượng ba kích đã thái nhỏ cho lên chảo sao vàng trong khoảng 15 phút. Nếu người dùng không thích sao vàng thì có thể đem trực tiếp củ ba kích ra phơi khô trực tiếp dưới nắng.
Nguyên liệu:
- Ba kích khô: 1kg
- Rượu trắng: 8 – 9 lít
- Bình thủy tinh.
Cách ngâm:
Bình ngâm rượu đem rửa sạch lau khô. Đem ba kích khô cho vào bình cùng với rượu trắng đã chuẩn bị. Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 3 tháng là có thể sử dụng được. Rượu ba kích khô càng ngâm lâu càng có vị ngon và thơm hơn.
Uống ba kích như thế nào?
Để cách dùng ba kích chữa bệnh yếu sinh lý, đau lưng mỏi gối… đạt hiệu quả như mong muốn, người dùng không nên tùy tiện sử dụng ba kích. Cần tham khảo ý kiến và tuân thủ chỉ định từ thầy thuốc để điều trị hiệu quả hơn.
Đối với rượu ba kích, mỗi ngày người dùng nên sử dụng 100 – 150 ml rượu. Sử dụng quá liều lượng dễ dẫn đến tình trạng khó xuất tinh, rối loạn cường dương.
Đối với các bài thuốc từ ba kích kết hợp với những vị thuốc khác trong Đông y, người dùng nên sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Không nên lạm dụng ba kích mỗi ngày hoặc sử dụng ba kích tùy tiện, bởi thảo dược trong Đông y có phát huy tác dụng hay không còn phụ thuộc vào cách dùng và cơ địa người dùng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề ba kích là gì, công dụng, cách dùng ba kích hiệu quả, bạn đọc có thể cập nhật những kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.