ca-gai-leo
CÂY THUỐC

Cà Gai Leo: Tác dụng, Cách dùng, địa chỉ bán

Từ lâu, cha ông ta đã biết sử dụng rễ và thân cây Cà Gai Leo như một vị thuốc diệu kỳ để thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan, hỗ trợ điều trị bệnh gan.

Nếu có hội một lần đến với vùng đất Tây Nguyên các bạn sẽ nhận thấy, Cà Gai Leo được xem là vị thuốc quý của người dân vùng cao. Tại nhiều làng, hễ người dân mắc bệnh gan, già làng đều khuyên nên sử dụng cây Cà Gai Leo như một thần dược để hỗ trợ điều trị bệnh gan.

Vậy, Cà Gai Leo là thảo dược gì mà có tác dụng tuyệt vời đến vậy? Cách sử dụng cây Cà Gai Leo như thế nào?

Sau đây, thân mời các bạn cùng tìm hiểu!

1.Cà Gai Leo là cây gì?

Cà Gai Leo là một thảo dược có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour. Thảo dược thuộc họ Cà (Solanaceae), thường được dân gian gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như Cà Gai Dây, Cà Vạnh, Cà Quýnh, Cà Lù, Cà Bò, Cà Quạnh, Cà Cườm,..Thảo dược thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh về gan như men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Thảo dược thuộc loại thân gỗ nhỏ, dây leo, cành vươn xa. Cành Cà Gai Leo có nhiều lông trắng, có lá hình trứng thon dài, mặt dưới phiến lá có nhiều lông tơ trắng, mặt trên phiến lá có nhiều gai; toàn thân cây Cà Gai Leo cũng có nhiều gai. Cà Gai Leo mọc hoang dại nhiều nơi.

ca-gai-leo
Hình ảnh: Cây Cà Gai Leo

2.Đặc điểm nhận dạng

Cà Gai Leo thuộc cây thân leo, có thân dài từ 0,6-1m, một số dây leo vươn xa có thể lên đến vài mét. Thảo dược có nhiều cành và gai nhọn. Đặc biệt mặt trên phiến lá có nhiều gai nhọn, lá có hình dáng quả trứng hoặc trụ dài. Thảo dược có hoa màu trắng, nhụy vàng, mỗi bông hoa có từ 4-6 cánh hoa, thảo dược thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 7 hằng năm, sau đó cho quả từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm, khi còn sống quả có màu xanh còn khi chín thì chuyển sang màu đỏ mọng. Quả hình cầu, giống viên bi nhỏ, đường kính mỗi quả từ 7-9mm. Quả khi chín dùng dao cắt đôi sẽ thấy hạt có hình quả thận (giống như hạt cà nói chung). Cành và dây Cà Gai Leo thường leo lên thân cây khác hoặc vươn đi xa. Thân cây thuộc loại thân gỗ nhỏ.

3.Có mấy loại

-Phân loại Cà Gai Leo theo hoa:

Đối với Cà Gai Leo phân loại theo hoa, sẽ chia ra làm 2 loại, là Cà Gai Leo có hoa màu tím và Cà Gai Leo có hoa màu trắng.

+Cà Gai Leo hoa tím: đối với loại Cà Gai Leo có hoa màu tím thân dây to, hoa màu tím rất đẹp, thường được người dân trồng ven hàng rào vừa để làm cảnh vừa để bảo vệ ngôi nhà.

+Cà Gai Leo hoa trắng: đối với loại Cà Gai Leo có hoa màu trắng thân dây thường nhỏ, hoa màu trắng rất đẹp. Cà Gai Leo có hoa màu trắng thường được sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh.

-Phân loại Cà Gai Leo theo vùng miền:

Đối với cách phân loại này, Cà Gai Leo cũng được chia ra làm 2 loại.

+Cà Gai Leo miền Bắc và miền Nam: thân và cành cây Cà Gai Leo thường to, xanh và dễ trồng hơn.

+Cà Gai Leo miền Trung: thân và cành cây Cà Gai Leo thường nhỏ, cằn cỗi, lá và thân màu xanh cằn cỗi pha màu vàng, thảo dược khó trồng và chăm sóc.

4.Cách phân biệt thật giả

Cà Gai Leo là thảo dược có lợi cho gan. Tuy nhiên, trong tự nhiên có nhiều cây rất giống với cây Cà Gai Leo. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các bạn một số loại cây thường hay nhầm lẫn với cây Cà Gai Leo, các bạn nên lưu ý, tránh sử dụng nhầm gây hại cho sức khỏe.

-Cà dại nhầm lẫn với cây Cà Gai Leo:

+Thân cây và cành: cây Cà dại có hình dáng cao, to, thân và cành mọc thẳng đứng. Trong khi đó Cà Gai Leo có thân và cành nhỏ, cây thấp, thuộc thân leo, thường leo lên những thân cây khác hoặc cành vươn xa bám vào mặt đất.

+Lá: cây Cà dại có lá to hơn Cà Gai Leo. Chiều dài lá từ 6-10 cm, trong khi đó lá Cà Gai Leo nhỏ, chỉ từ 3-4 cm.

+Quả: quả Cà dại khi chín có màu vàng, quả to, trong khi đó quả Cà Gai Leo khi chín có màu đỏ mọng, quả nhỏ hơn nhiều quả Cà dại.

-Cà Tàu nhầm lẫn với cây Cà Gai Leo:

+Thân và cành: cây Cà Tàu có thân và cành màu xanh lục nhạt, phiến lá to. Cây mọc thẳng đứng, ít cành, ít dây. Cành và thân gai dài và nhọn. Trong khi đó cây Cà Gai Leo thấp, thân và cành nhiều, dây nhỏ vươn xa. Thân và cành Cà Gai Leo có gai nhỏ, cong xuống giống như lá rũ chứ gai không dài, mọc thẳng đứng như cây Cà Tàu.

+Hoa: hoa cây Cà Tàu mọc thành chùm, có màu trắng hoặc xanh lục, có hình sao. Trong khi đó, cây Cà Gai Leo có hoa màu trắng, nhụy vàng, mỗi hoa có từ 4-6 cánh.

+Quả: quả Cà Tàu tròn, to, có vằn xanh, khi chín có màu vàng. Trong khi đó, quả Cà Gai Leo nhỏ hơn, không có vằn xanh, khi chín có màu đỏ mọng.

-Cà độc dược nhầm lẫn với cây Cà Gai Leo:

+Thân và cành: Cà độc dược thuộc loại thân thảo, cây cao. Gốc hóa gỗ, có màu xanh lục hoặc tím nhạt. Trong khi đó cây Cà Gai Leo thuộc loại thân thảo nhỏ, dây leo, cây thấp, cành và dây vươn xa, thường sống leo lên thân cây khác hoặc dây vươn dài bám sát vào mặt đất.

+Lá: lá cây Cà độc dược to, mọc so le. Còn lá Cà Gai Leo nhỏ, thon dài, hình trứng hoặc hình trụ dài nhỏ.

+Hoa: hoa cây Cà độc dược rất to, cánh hoa cũng to, to hơn hoa Cà Gai Leo rất nhiều lần.

+Quả: quả cây Cà độc dược giống như quả cầu gai, quả tròn to xung quanh bao phủ rất nhiều gai. Trong khi đó, quả Cà Gai Leo nhỏ, không có gai.

ca-gai-leo-1
Cây Cà Gai Leo được trồng

5.Bộ phận dùng

Cà Gai Leo là một thảo dược quý, được sử dụng để làm thuốc thường được thu hái quanh năm. Thảo dược sau khi thu hái từ rễ, thân, dây, cành, lá, quả Cà Gai Leo đều được sử dụng để làm thuốc.

6.Khu vực phân bố

Cà Gai Leo thường mọc hoang dại khắp nơi ở nước ta. Tuy nhiên, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Huế,..Ngoài ra, thảo dược còn được tìm thấy một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và một số tỉnh miền Nam như Bình Dương, Tây Ninh. Bên cạnh đó, thảo dược còn phân bố ở một số nước lân cận nước ta như Lào, Campuchia, Trung Quốc.

7.Thu hái và chế biến

Cà Gai Leo sau khi được thu hái cả rễ và cây về, rửa sạch, phơi khô. Riêng đối với phần rễ, người dân thường đào rễ Cà Gai Leo về, rửa sạch, thái lát mỏng sau đó phơi hay sấy khô để sử dụng làm thuốc. Ngoài ra, thảo dược còn được dùng khi còn tươi. Còn đối với quả thì thường dùng để nấu cao cùng với thân cây Cà Gai Leo.

8.Thành phần dược chất

Trong rễ, cành, dây, lá cây Cà Gai Leo có những dược chất như:

+Ancaloit

+Glycoancaloit

+Tinh bột

+Flavonoid

+Cholesterol

+B-sitosterol

+Lanosterol

+Dihydrolanosterol

+3B – hydroxyl – 5a – prengnan – 16 – on

+Riêng đối với rễ và lá Cà Gai Leo có chất Solasodinon

Những thành phần này rất có lợi cho gan, giúp tăng cường chức năng gan đồng thời hỗ trợ điều trị những bệnh lý về gan.

ca-gai-leo-2
Cây Cà Gai Leo ra trái

9.Tác dụng của Cà Gai Leo

  • Hỗ trợ điều trị những bệnh lý về gan như men gan cao, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B
  • Giúp làm chậm sự phát triển của xơ gan
  • Ngăn chặn sự phát triển của khối u ở gan, bảo vệ tế bào gan hiệu quả
  • Giúp hạ men gan hiệu quả
  • Thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan
  • Chống oxy hóa, phòng chống ung thư hiệu quả
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lậu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức răng, chảy máu chân răng
  • Giải rượu, phòng say rượu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng
  • Giúp tiêu độc, tiêu đờm
  • Giúp giảm ho, giảm đau
  • Hỗ trợ điều trị cảm cúm, dị ứng
  • Hỗ trợ điều trị rắn cắn
  • Hỗ trợ điều trị vàng mắt, vàng da
  • Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt
  • Hỗ trợ điều trị tê thấp

Rễ cây Cà Gai Leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính virus viêm gan B, ngăn chặn quá trình xơ gan hiệu quả. Hiệu quả Cà Gai Leo đã được Hội đồng khoa học công nhận qua đề tài nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai “Nghiên cứu thuốc từ Cà Gai Leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan”.

Cà Gai Leo là thảo dược có tác dụng giải độc, mát gan vô cùng hiệu quả. Và có thể khẳng định rằng, hầu như trong tất cả các sản phẩm hỗ trợ điều trị gan hiện nay đều có sự xuất hiện của thảo dược Cà Gai Leo.

10.Đối tượng sử dụng Cà Gai Leo

  • Người say rượu có nhu cầu giải rượu
  • Người bị bệnh men gan cao, viêm gan B
  • Người bị xơ gan, ung thư gan
  • Người vàng da, vàng mắt
  • Người bị dị ứng, cảm cúm
  • Người phong thấp, đau lưng, đau nhức xương khớp
  • Người thường xuyên bị nóng trong người, mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia cần được thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan
  • Người bị rắn cắn
  • Người bị bệnh lậu
  • Người muốn sử dụng Cà Gai Leo để phòng những vấn đề về gan
ca-gai-leo-3
Hình ảnh: Cà Gai Leo khô

11.Cách sử dụng Cà Gai Leo

+Đối với người sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh gan:

Sử dụng 100 gram Cà Gai Leo, sắc cùng với 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được.

+Đối với người phòng bệnh, thanh lọc cơ thể, mát gan:

Sử dụng 50 gram Cà Gai Leo sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Sử dụng hằng ngày thay cho nước lọc rất tốt cho gan.

+Đối với người dùng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh lậu:

Sử dụng khoảng 20 gram rễ Cà Gai Leo khô, sắc cùng 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 0,5 lít thì có thể sử dụng được. Kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ dần thuyên giảm và khỏi hẳn.

+Đối với người sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị rắn cắn:

Sử dụng 30-50 gram rễ Cà Gai Leo tươi rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với 200ml nước, cho người bị rắn cắn uống ngay, nên sử dụng đều đặn 3-5 ngày, mỗi ngày dùng 2 lần để nọc rắn không ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân sẽ dần khỏi hẳn.

+Đối với người sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp:

Sử dụng 20 gram Cà Gai Leo, 20 gram vỏ chân chim, 20 gram rễ Đau Xương, 20 gram rễ Cỏ Xước, 20 gram Dây Mấu, 20 gram rễ Tầm Xuân. Cho các nguyên liệu vào ấm đất, cho vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa. Đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ thuyên giảm.

+Đối với người sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh ho, cam cúm:

Sử dụng 10 gram rễ Cà Gai Leo, 30 gram lá chanh, cho vào 1 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 0,5 lít, tinh chất lá chanh cũng ra hết thì có thể sử dụng được. Sử dụng đều đặn ngày 2 lần, kiên trì sử dụng bệnh tình sẽ thuyên giảm.

+Đối với người sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị đau răng, sưng chân răng, chảy máu chân răng:

Lấy 4 gram hạt Cà Gai Leo khô, cho vào chén, tán nhỏ, cho vào 1 ít sáp ong. Các bạn đốt hỗn hợp lên, xông khói vào chân răng, mỗi ngày làm 1 lần, kiên trì làm vài lần sẽ khỏi.

+Đối với người sử dụng Cà Gai Leo để giải rượu:

Sử dụng 50 gram Cà Gai Leo khô, sắc cùng 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được. Uống thay cho nước lọc, sẽ giúp nhanh chóng giải rượu đồng thời bảo vệ cho lá gan.

ca-gai-leo-5
Mua Cà gai leo ở đâu

12.Cà Gai Leo có đắng không?

Thảo dược Cà Gai Leo hầu như không có vị, mùi thơm đặc trưng, uống giống nước chè, rất dễ uống, không đắng, các bạn có thể sử dụng thường xuyên thay cho nước lọc hằng ngày giúp bảo vệ lá gan rất tốt.

13.Uống Cà Gai Leo kiêng gì?

Để đạt được hiệu quả phòng và hỗ trợ điều trị bệnh như ý muốn các bạn nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng Cà Gai Leo.

+Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng Cà Gai Leo.

+Trẻ em dưới 6 tuổi, cơ thể chưa được phát triển toàn diện không nên sử dụng Cà Gai Leo.

+Không nên lạm dụng Cà Gai Leo, sử dụng cần tham khảo ý kiến từ thấy thuốc.

+Khi sử dụng Cà Gai Leo cùng với thuốc tây, các bạn nên giãn cách thời gian sử dụng ít nhất là 30 phút, để hạn chế khả năng tương tác thuốc.

+Khi sử dụng Cà Gai Leo cần kiêng những thức ăn chiên, xào, cay nóng.

+Đối với người bệnh gan sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh thì không nên sử dụng bia, rượu, thuốc lá.

+Hạn chế những đồ uống có ga, nước ngọt khi sử dụng Cà Gai Leo để hỗ trợ điều trị bệnh gan.

14.Dùng Cà Gai Leo có tác dụng phụ không?

Cà Gai Leo là thảo dược lành tính, không độc, có tính ôn, vị ngọt, cay nhẹ rất dễ sử dụng. Có thể sử dụng thời gian dài thay cho nước lọc hằng ngày mà không để lại tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt được kết quả phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả các bạn nên sử dụng với liều lượng phù hợp, theo sự hướng dẫn của thầy thuốc, không nên lạm dụng liều lượng Cà Gai Leo. Bên cạnh đó, muốn sử dụng Cà Gai Leo để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh các bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng, không nên tự ý sử dụng.

15.Cà Gai Leo giá bao nhiêu tiền 1 kg?

Hiện nay Cà Gai Leo được bán rộng rãi trên thị trường, các bạn có thể dễ dàng mua được thảo dược. Mặt bằng chung giá Cà Gai Leo giao động từ 150.000 – 180.000VNĐ/kg.

Tại nhiều cửa hàng có áp dụng chương trình ưu đãi khi các bạn hàng mua số lượng nhiều.

Theo tìm hiểu, cơ sở kinh doanh Nguyễn Trần bán Cà Gai Leo khô với giá ổn định các mùa trong năm là 150.000VNĐ/kg. Với chương trình khuyến mãi, mua 5 kg Cà Gai Leo sẽ được tặng thêm 1 kg và mua 10 kg Cà Gai Leo sẽ được tặng thêm 3 kg.

ca-gai-leo-4
Giá bán cà gai leo

16.Địa chỉ bán Cà Gai Leo thật

Như đã chia sẻ ở trên, Cà Gai Leo hoa trắng nhụy vàng thường được sử dụng để làm thuốc. Còn đối với Cà Gai Leo hoa tím chỉ có tác dụng làm cảnh, bảo vệ hàng rào các bạn nên lưu ý chọn mua Cà Gai Leo tại những cơ sở uy tín để được hàng chất lượng, hạn chế nguy cơ mua phải hàng giả.

Hiện nay Cà Gai Leo được bày bán nhiều nơi trên thị trường, các bạn có thể tham khảo Công ty TNHH Hợp tác Thương mại Nguyễn Trần. Trong lĩnh vực Đông y, đơn vị có bề dày lịch sử gần 10 năm trong lĩnh vực cung cấp thảo dược và thực phẩm chức năng dành cho người Việt, được nhiều khách hàng tin dùng. Các bạn có thể đến Showroom Nguyễn Trần địa chỉ: 368 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp.HCM để mua hàng. Hoặc có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn: 0906.852.188 để được hướng dẫn và đặt hàng nhanh qua điện thoại.

 

Các bạn thân mến!

Trên đây là những chia sẻ tổng quan về thảo dược Cà Gai Leo. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên sẽ phần nào giúp ích cho các bạn và người thân trong việc sử dụng Cà Gai Leo nâng cao sức khỏe.

Chúc các bạn luôn được dồi dào sức khỏe. Thân chào!

Hữu Tín
Là một dược sĩ học tập và làm việc tại phòng khám y học cổ truyền, với nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc với đông y, thảo dược, cây thuốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *