Nền Y học Cổ truyền Việt Nam có nhiều loại thảo dược quý, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trong số đó phải kể đến cây An Xoa; thảo dược có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh lý về gan như: men gan cao, viêm gan B, C, u gan, xơ gan, ung thư gan,..
Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về cây thuốc An Xoa, để giúp cho quý độc giả gần xa được biết đến loại thảo dược quý này. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Tóm tăt nội dung
- 1.Tìm hiểu về Cây An Xoa
- 1.1.Cây An Xoa là cây thuốc gì?
- 1.2.Đặc điểm nhận dạng
- 1.3.Có mấy loại
- 1.4.Cách phân biệt thật giả
- 1.5.Bộ phận dùng
- 1.6.Khu vực phân bố
- 1.7.Thu hái và chế biến
- 2.Thành phần dược chất trong cây An Xoa
- 3.Tác dụng của cây An Xoa
- 4.Đối tượng sử dụng cây An Xoa
- 5.Cách sử dụng cây An Xoa
- 6.Uống cây An Xoa kiêng gì?
- 7.Dùng cây An Xoa có tác dụng phụ không?
- 8.Cây An Xoa giá bao nhiêu tiền 1kg?
- 9.Địa chỉ bán cây An Xoa thật tại TPHCM
1.Tìm hiểu về Cây An Xoa
1.1.Cây An Xoa là cây thuốc gì?
Cây An Xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, tùy từng vùng địa phương mà cây còn được biết đến bằng những cái tên khác như: cây Tổ Kén, cây Dó Lông, cây Ung thư,..
Thảo dược ban đầu được một nhóm người Campuchia sống tại tỉnh Bình Phước sử dụng, sau đó nhóm người Việt tại tỉnh Bình Phước áp dụng thì có hiệu quả, và từ đó tác dụng của cây An Xoa dần được nhiều người biết đến và sử dụng ngày một rộng rãi hơn.
Cây An Xoa còn gọi là cây gì?
1.2.Đặc điểm nhận dạng
Cây thuộc loại thân bụi, gỗ nhỏ với chiều cao trung bình từ 1-3m, lá có hình xoan thon dài, nhiều lông và răng cưa, mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu trắng, khi sờ vào lá có cảm giác nhám. Cây An Xoa có hoa 5 cánh nhỏ màu tím, quả ra nhiều vào mùa khô, khi còn non quả có màu xanh nhưng khi già thì bắt đầu chuyển sang màu nâu hoặc đen. Quả cây thuốc này có hình trụ, rất giống sâu róm hoặc kén tằm, bên trong chứa nhiều hột.
1.3.Có mấy loại
Trong tự nhiên, cây An Xoa chỉ có một, tuy nhiên cây An Xoa có 2 loại màu hoa khác nhau là cây An Xoa hoa trắng và cây An Xoa hoa tím.
Cây An Xoa hoa trắng
+Hình dáng: cây thuộc loại thân gỗ, cây to và cao hơn so với cây An Xoa hoa tím. Quả và lá cây An Xoa hoa trắng không có lông, phiến lá tròn và to gấp đôi so với cây An Xoa hoa tím, đầu lá nhọn, những đường răng cưa của lá dài và nhọn.
+Màu sắc của hoa: cây có hoa màu trắng, hoa và cánh hoa to hơn so với cây An Xoa tím.
+Mùi vị: cây có vị hơi chát, rất đắng.
Cây An Xoa hoa tím
+Hình dáng: lá dày, thon dài, mép lá có răng cưa, gân nổi nhiều ở phía dưới mặt lá, cả hai mặt lá đều có lông.
+Màu sắc của hoa: cây cho hoa màu tím, quả có nhiều lông, giống sâu róm hoặc kén tằm.
+Mùi vị: cây có vị ngọt, mùi thơm giống trà, rất dễ uống.
Cả 2 loại cây An Xoa hoa trắng và hoa tím so về hình dáng bề ngoài đều rất giống nhau, nên nhiều người thường nhầm lẫn. Tuy nhiên, chỉ có cây An Xoa hoa tím mới có những hợp chất như Alcoloid, flavonoid, enzyme giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Ngược lại, cây An Xoa hoa trắng không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, vì vậy các bạn nên lưu ý, tránh sử dụng nhầm.
Cây an Xoa chữa bệnh gan
1.4.Cách phân biệt thật giả
-Phân biệt khi còn tươi
Cây An Xoa thật là loại thảo dược có thân gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi, lá có nhiều lông và răng cưa. Hoa nhỏ có 5 cánh màu tín nhìn rất đẹp, quả có hình trụ dài khi còn sống thì có màu xanh nhưng khi chín thì có màu đen hoặc nâu đen. Quả có rất nhiều lông, bên trong chứa nhiều hột, nếu nhìn bề ngoài trông rất giống sâu róm.
Trong khi đó cây An Xoa giả thân cây to, lá cũng to hơn nhiều lần so với cây An Xoa thật. Quả cây An Xoa giả thường có màu đỏ hoặc vàng, không có lông.
-Phân biệt khi còn khô, sắc nước
Cây An Xoa thật khi sắc nước có mùi thơm, vị ngọt nhẹ giống trà, rất dễ uống. Còn khi sắc nước, cây An Xoa giả có mùi khai khai, chát chát, thậm chí có mùi hôi, vị rất khó uống.
1.5.Bộ phận dùng
Cây An Xoa là một thảo dược lành tính, không độc nên cả thân, lá và rễ cây An Xoa đều được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên thường để bảo tồn nguồn giống cây An Xoa người dân không thu hái rễ, nên chúng ta thường thấy thân, cành và lá cây An Xoa thường được sử dụng nhiều hơn.
1.6.Khu vực phân bố
Ở nước ta, cây An Xoa phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh, cây thường được mọc hoang nhiều nơi như ven các sườn đồi, sườn núi, bờ suối,..những nơi có vùng đất ẩm hoặc đất thịt, dưới bóng cây lớn. Tuy nhiên, ở nước ta cây phân bố số lượng lớn tại huyện Lộc Minh, tỉnh Bình Phước nước ta.
- Miền Bắc: cây được phân bố sâu trong các cánh rừng nguyên sinh các tỉnh như Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu,..
- Tây Nguyên: các tỉnh như Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lắk,..
- Miền Trung: các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định,..
- Miền Nam: các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh,..
Ngoài ra, cây còn phân bố ở các vùng ven thuộc biên giới Campuchia.
Tuy cây An Xoa phân bố rộng rãi khắp nước ta là vậy, nhưng theo các chuyên gia dược liệu học cho biết, cây An Xoa tại tỉnh Bình Phước có thành phần dược chất cao hơn hẳn so với những vùng khác. Vì vậy, nếu các bạn có nhu cầu mua cây An Xoa để hỗ trợ điều trị bệnh thì nên hỏi rõ nguồn gốc cây An Xoa, tránh mua phải hàng kém chất lượng.
1.7.Thu hái và chế biến
Cây An Xoa thường được thu hái quanh năm, nhưng thu hái số lượng lớn thường vào độ cuối tháng 9 đến tháng 12 hằng năm, giai đoạn này hàm lượng dược chất có trong cây An Xoa cao hơn hẳn so với những tháng mùa khô nên đây cũng được xem là mùa thu hoạch cây An Xoa đối với người dân tỉnh Bình Phước.
Cây An Xoa sau khi được thu hái thì thân, cành và lá cây An Xoa được rửa sạch, cắt khúc sau đó tiến hành phơi khô.
Cây An Xoa Bình Phước chính gốc
2.Thành phần dược chất trong cây An Xoa
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây An Xoa có các thành phần dược chất có lợi cho sức khỏe người sử dụng như Alcoloid, flavonoid, enzyme.
Trong đó:
- Chất Alcoloid: có tác dụng hiệu quả trong việc kháng lại tế bào ung thư, làm ngăn cản và kìm chế sự phát triển của khối u hiệu quả.
- Chất flavonoid: có tác dụng hỗ trợ phòng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào.
- Bên cạnh đó, một số chất enzyme và hoạt chất quý có trong cây An Xoa rất có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
3.Tác dụng của cây An Xoa
- Hỗ trợ điều trị những bệnh lý về gan như: men gan cao, xơ gan, u gan, viêm gan B, C,..
- Hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư, giúp kháng lại tế bào ung thư
- Phòng chống ung thư: ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư não, u nguyên bào thần kinh, ung thư phổi, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,..
- Giúp ngăn cản và kìm hãm sự phát triển khối u hiệu quả
- Phòng chống oxy hóa, bảo vệ sự tổn hại của tế bào
- Giúp kháng khuẩn, kháng viêm
- Tái tạo và khôi phục chức năng gan, ổn định cấu trúc gan
- Giúp giải rượu
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng
- Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giúp giảm cân
- Giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan
4.Đối tượng sử dụng cây An Xoa
- Người gặp những vấn đề về gan như: men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, xơ gan, u gan,..
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Người gặp những vấn đề về xương khớp, thường xuyên đau lưng, nhức mỏi,..
- Người muốn thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan
- Người muốn phòng chống ung thư
- Người say rượu
- Người bệnh ung thư
- Người bị viêm đại tràng
- Người thừa cân, béo phì
- Người gầy ốm, da dẻ xanh xao
Ai có thể sử dụng được cây An Xoa
5.Cách sử dụng cây An Xoa
- Đối với người sử dụng cây An Xoa để hỗ trợ điều trị bệnh thì sử dụng 100 gram cây An Xoa khô, sắc nước sử dụng.
- Đối với người sử dụng cây An Xoa để phòng bệnh thì sử dụng 50 gram cây An Xoa khô sắc nước uống, thay nước lọc hằng ngày.
Cách sắc:
- Sắc lần thứ nhất: cho 2 lít nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 1 lít thì có thể sử dụng được.
- Sắc lần thứ 2: cho 1 lít nước sắc cùng với bã cây An Xoa lần trước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước sắc còn 0,5 lít thì có thể dùng được.
Nên uống nước sắc khi còn ấm, tùy theo bệnh lý mà sử dụng liều lượng cây An Xoa khác nhau. Ngoài sử dụng cây An Xoa đơn lẻ, người bệnh có thể kết hợp cùng các loại thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài cách sắc nước uống, nếu không có nhiều thời gian các bạn có thể áp dụng phương pháp hãm trà để sử dụng cây An Xoa. Sử dụng 50 gram cây An Xoa, cho vào 1 lít nước nóng, đợi trong vòng 30-40 phút cho các dưỡng chất cây An Xoa ra hết thì các bạn có thể sử dụng được.
6.Uống cây An Xoa kiêng gì?
- Khi sử dụng nước sắc cây An Xoa, người bệnh nên kiêng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác; tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng.
- Khi sắc nước cây An Xoa, cố gắng uống hết trong ngày, không nên để nước sắc qua đêm, điều này dễ khiến nước sắc cây An Xoa bị ôi thiu, những dưỡng chất có trong cây An Xoa bị biến đổi hoặc không còn tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
- Những người có cơ thể bị hàn, bụng yếu hay đi ngoài phân lỏng thì nên hạn chế sử dụng nước sắc cây An Xoa. Do cơ chế đào thải độc cho nên những ngày đầu khi sử dụng nước sắc cây An Xoa người dùng sẽ bị đau bụng, đi ngoài nhiều cộng với cơ thể hàn, bụng yếu dễ khiến cơ thể người bệnh mất sức, mệt thêm, khiến bệnh tình nặng hơn.
- Khi sử dụng nước sắc cây An Xoa, người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm khiến cho cơ thể bị hàn như cua đồng, thịt trâu, cá mè, ốc, rau dền, trái sung,..
- Nên giãn cách thời gian sử dụng thuốc tây cùng với thuốc nam tối thiểu là 30 phút, nhằm hạn chế mức thấp nhất khả năng tương tác thuốc.
- Trẻ em dưới 18 tuổi cơ thể chưa được phát triển toàn diện, phụ nữa đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng cây An Xoa.
- Những người bị thận hoặc tim mạch không nên sử dụng nước sắc cây An Xoa.
7.Dùng cây An Xoa có tác dụng phụ không?
Ông Võ Văn Chi, tác giả cuốn sách “Từ điển cây thuốc” cho biết:
“Cây An Xoa hay còn gọi là cây Kén Cái được Y học cổ truyền đánh giá là thảo dược lành tính, mát gan, giúp thải độc gan hiệu quả, khắc chế bệnh gan và giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả”.
Theo các nhà dược liệu học cho biết, những dược chất có trong cây An Xoa như Alcoloid, flavonoid, enzyme,..là những dược chất lành tính, không độc, an toàn cho người sử dụng.
Thảo dược đã được Viện Y học cổ truyền và nhiều thầy thuốc đánh giá cao trong công tác hỗ trợ điều trị bệnh cứu người.
Tuy nhiên, do chức năng đào thải độc, cây An Xoa sẽ đẩy độc tố ra ngoài cơ thể, do đó những ngày đầu sử dụng cây An Xoa, người bệnh sẽ có những biểu hiện như cảm giác bụng hơi khó chịu, có khi bụng sôi cồn cào như đói, còn khi đi ngoài thì phân hơi sệt và có mùi hơi khó chịu,..Sau thời gian ngắn sử dụng, những biểu hiện trên sẽ dần bị mất đi, thay vào đó, bệnh tình sẽ được thuyên giảm.
Dùng cây An Xoa có tác dụng phụ không?
8.Cây An Xoa giá bao nhiêu tiền 1kg?
Cây An Xoa khô, chất lượng khi mua tại Bình Phước với mức giá giao động từ 100.000 – 150.000 VNĐ/Ký.
Tại Tp.HCM các bạn có thể mua cây An Xoa khô, chất lượng với giá 130.000 VNĐ/ký.
9.Địa chỉ bán cây An Xoa thật tại TPHCM
Hiện nay, có nhiều cơ sở bán cây An Xoa khô chất lượng, được cắt khúc và phơi khô kỹ, sản phẩm không lẫn tạp chất, được đóng gói cẩn thận; điển hình trong số đó là cơ sở kinh doanh Công ty Nguyễn Trần.
Đây là cơ sở chuyên kinh doanh các loại thảo dược thiên nhiên, thực phẩm chức năng gần 10 năm qua cho người dân Việt Nam. Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, cơ sở trực tiếp thu mua cây An Xoa khô chất lượng tại tỉnh Bình Phước, sau đó phân phối cho khách hàng toàn quốc thông qua hệ thống bưu điện.
Nếu các bạn ở thành phố Hồ Chí Minh muốn tìm mua cây An Xoa thì có thể trực tiếp đến showroom Nguyễn Trần thông qua địa chỉ: 368 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm website Công ty Nguyễn Trần để được tư vấn và mua hàng nhanh chóng.
Chúc các bạn luôn được dồi dào sức khỏe. Thân chào!
Tham khảo: Top 6 cây thuốc nam chữa bệnh yếu sinh lý
Tổng hợp bởi: Vevahealth.com