Nam Giới

Đinh Lăng và công dụng điều trị bệnh bất ngờ

Theo Danh y Hải Thượng Lãn Ông, cây Đinh Lăng còn được gọi là cây sâm của người nghèo. Bởi vì trong dân gian cây Đinh Lăng rất dễ tìm và rẻ tiền.Tuy rẻ, dễ kiếm nhưng đinh lăng có rất nhiều công dụng tốt. Vậy cây đinh lăng có công dụng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đinh lăng là cây gì?

Đinh lăng (còn có tên là cây gỏi cá, nam dương sâm) tên khoa học là Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus là một loài cây nhỏ thuộc chi Đinh lăng (Polyscias) của Họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, thức ăn hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Cây đinh lăng nhỏ, chỉ cao khoảng 1-2 mét. Lá kép, chẻ khía, mọc so le, lá chét có răng cưa nhọn. Hoa đinh lăng có màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt và màu trắng bạc.

Tất cả các bộ phận của loài cây này đều được sử dụng với các mục đích khác nhau, trong đó bộ phận lá, thân và rễ cây được dùng nhiều hơn cả.

  • Lá được hái, sử dụng quanh năm, thường được dùng như một loại rau sống, rau ăn ghém hàng ngày.
  • Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Rễ thường dùng để ngâm hoặc sắc thuốc điều trị một số bệnh thường gặp.

Phân loại cây đinh lăng

  • Cây phổ biến nhất: Đinh Lăng lá nhỏ hay còn gọi là Cây Đinh Lăng Nếp. Đây là loại phổ biến nhất, thường gặp nhất trong dân hay dùng để ăn lá. Hiện tại các dự án trồng cây thuốc đều sử dụng giống lá nhỏ này.

Cây Đinh Lăng lá nhỏ còn gọi là cây gỏi cá (vì nhân dân thường lấy lá để ăn gỏi cá, nhưng tên đinh lăng được dùng phổ biến hơn) là một loại cây nhỏ, thân nhẵn, không có gai, thường cao 0,8 đến 1,5 m có những nơi đất tốt cây cao 1,8 – 2 m.

  • Đinh Lăng Đĩa: Hình dáng là rất to, hiếm gặp, ít người biết. Ít được dùng làm thuốc hay làm cảnh nên ít được trồng.
  • Đinh Lăng Lá Răng: Cây thường dùng làm cánh, lá xẻ răng cưa, một số vựa cây kiểng vẫn bán cây này để trưng bày trong nhà.
  • Cây Đinh Lăng Viền Bạc – hay còn gọi là cây đinh lăng lá bạc: Lá xẻ, đẹp, dáng đẹp thường dùng làm cây trang trí dưới dạng cây đinh lăng bon sai (hình ảnh cây bên dưới được nhà vườn trồng hàng loạt cung cấp cho thị trường).
  • Đinh Lăng Lá To – Đinh Lăng lá lớn: Cây đinh lăng lá to này có lá khá khác cây đinh lăng nhỏ – đinh lăng lá nếp. Và cũng khá hiếm gặp. Rất nhiều người mua củ Đinh Lăng thường sợ mua phải loại lá to.
  • Đinh Lăng Lá Tròn: Cây có lá tròn nên nên được gọi như vậy thường dùng làm cảnh trong nhà.

Phân bố

Cây đinh lăng được tìm thấy tại các tỉnh thuộc vùng phía Nam Trung Quốc và các tỉnh thuộc miền núi, trung du miền Bắc Việt Nam như Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai… Cây đinh lăng cho thu hoạch lá, ăn như rau sống, củ đinh lăng có tác dụng làm dược liệu trong y học. Hiện nay, đã có nhiều hộ dân trồng đinh lăng với số lượng lớn để làm dược liệu và phát triển kinh tế.

Cách trồng và thu hoạch

  • Cây đinh lăng được trồng bằng cây con.
  • Cây đinh lăng có thể thu hoạch sau 3 năm gieo trồng. Tuy nhiên, người ta thường thu hoạch và bán những cây từ 7-10 năm tuổi trở lên.
  • Bộ phận thu hoạch: rễ cây. Rễ cây được đào lên, rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát và phơi khô.

Tác dụng dược lý của cây đinh lăng

Khoa học hiện đại đã tìm ra, trong cây đinh lăng có nhiều loại acid amin như lyzin, xystei, methionin và hàng loạt các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B1.

Còn theo y học cổ truyền rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh phế, tỳ, thận. Rễ đinh lăng có tác dụng bổ khí, giải độc, lợi sữa, chữa bệnh chậm phát dục, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh và thể chất.

Cách sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh

Cách sử dụng lá cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng thường được thu hoạch tỉa dần trong năm. Khi lá già, mầu sậm lại ta sẽ tỉa và dùng dần. Lá khô dùng làm gối, hoặc làm trà, sắc uống chữa bệnh. Lá là phần rẻ nhất và ít được ưa chuộng hơn so với rễ.

Cách sử dụng cành đinh lăng

Thường được các hộ thu mua, trồng cây chặt thành từng đoạn để làm giống. Khi mà cơn sốt vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, người người nhà nhà rủ nhau trồng đinh lăng thì việc thân cành cây này chỉ để làm giống, chứ ít nơi băm sấy nấu nước

Cách sử dụng thân cây

Thân cây đinh lăng chính là phần to nhất của cây đinh lăng. Đây là phần nổi trên mặt đất, vỏ mầu xanh sậm đến xám ghi, phần này thường có kích cỡ to 3-7cm. Không thể làm hom giống do tái sinh kém hơn cành, phần thân này các địa điểm thu mua thường cho vào máy cắt thành miếng lát. Mỗi lát dày 0,5cm sau đó cho vào sấy khô. Miếng thân cành sấy khô này sẽ được bán cho các hiệu thuốc đông y phục vụ các bài thuốc có sử dụng vị đinh lăng. Đây chưa phải là phần tốt nhất. Nhưng giá trị của nó chỉ xếp sau rễ củ đinh lăng.

Sử dụng rễ củ đinh lăng

Đây là phần bổ nhất của cả cây đinh lăng,các rễ này là nơi tập trung Saponin nhiều nhất.Màu rễ vàng trắng, khi phơi đi rất ngót. Do phần lõi gỗ trong rễ nhỏ. Giá của rễ đinh lăng thường cao được sử dụng rễ để ngâm rượu hoặc sắc thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh xương, khớp,…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

  • Bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng: Chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 200ml nước. Nấu sôi nước rồi cho lá đinh lăng vào, đợi sôi lại rồi mở nắp, đảo đều lá đinh lăng. Sau đó đổ tiếp thêm 200ml nước vào phần lá đinh lăng lúc nãy, nấu sôi lại nước thứ hai.
  • Chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Lấy rễ cây đinh lăng đem sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
  • Bồi bổ cho sản phụ: Phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn yếu nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Cần chuẩn bị lá đinh lăng tươi 200g, đem rửa sạch để ráo. Khi nấu canh thịt, bỏ lá đinh lăng vào cuối cùng nấu sôi cho đinh lăng vừa chín tới, không nên để sôi lâu sẽ bị mất chất.

  • Thông tia sữa, căng vú: Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi, 500ml nước. Đem đun sôi hỗn hợp rồi sắc còn 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày, uống khi nước còn nóng.
  • Chữa nhức đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày: Lấy 30g rễ, cành tươi cây đinh lăng, 10g lá hoặc vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g sài hồ (rễ, lá, cành), 20g lá tre tươi, 30g cam thảo đất hoặc cam thảo dây, 30g rau má tươi, 20g chua me đất. Đem cắt nhỏ mỗi vị, đổ nước ngập, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml nước, mỗi ngày chia làm 3 lần uống.
  • Chữa bệnh ho lâu ngày: Chuẩn bị rễ cây đinh lăng, rễ cây dâu, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rau tần dày lá mỗi món 8g, gừng khô 4g, củ xương bồ 6g và 600ml nước. Sắc hỗn hợp trên sao cho còn 250ml. Chia làm 2 lần uống hết trong 1 ngày.
  • Chữa phong thấp, tê nhức tay chân: Chuẩn bị như trên và 600ml nước, sắc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
  • Chữa liệt dương: Chuẩn bị rễ đinh lăng, cám nếp, hoàng tinh, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem hỗn hợp trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Phòng bệnh co giật ở trẻ em: Đem phơi khô lá non và lá già của cây đinh lăng rồi lót vào gối, hoặc trải lên giường để trẻ nằm lên. Gối đinh lăng có tác dụng giúp cho bé ngủ không bị giật mình, làm giấc ngủ ngon hơn.
  • Chữa bệnh thiếu máu: Chuẩn bị mỗi vị sau 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất. Đem hỗn hợp trên tán bột. Mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp trên.
  • Lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp: Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ sưng đau, vết thương.
  • Chữa bệnh gout, tê khớp, đau lưng mỏi gối: Chuẩn bị 20 -30g thân cành cây đinh lăng, có thể kèm theo các vị như rễ cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Đem sắc lấy nước uống, chia uống nhiều lần trong ngày.

Cách ngâm rượu cây đinh lăng

Tác dụng

  • Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể ( rất tốt cho các bạn đang tập Gym, Yoga, các loại võ thuật…)
  • Chống các hiện tượng mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
  • Tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc.
  • Giúp lên cân cải thiện vóc giáng( nếu uống điều độ).

Cách thực hiện

1. Yêu cầu bình ngâm và rượu ngâm đinh lăng

  • Bình ngâm củ tươi nên dùng bình thủy tinh.
  • Bình ngâm cần kiểm tra và thử nước trước khi mua.
  • Bình cần có miệng cao su hoặc kín mép.
  • Chọn bình có miệng rộng phù hợp với kích thước củ chuẩn bị ngâm
  • Rượu phải là rượu nấu thủ công men ta hoặc rượu ngô men rừng cũng. rất thơm ngon.
  • Không dùng rượu cồn công nghiệp hay voldka.
  • Độ rượu trên 40 độ và khi ngâm độ rượu sẽ giảm.
  • Tỉ lệ phụ thuộc vào củ và bình ngâm đầy bình không quá quan trọng về lượng rượu đổ vào.

2. Cách ngâm rượu củ đinh lăng tươi

  • Củ rửa sạch nên rửa bằng bình xịt áp suất ở hàng rửa xe máy sẽ sạch sẽ nhất.
  • Dùng dao cậy những khoảng đất ở những khe, kẽ mà máy xịt không xịt tới
    Để thật ráo.
  • Khéo léo đưa củ vào bình những phần nào khó đưa có thể cắt bỏ hoặc ghép vào bình sau.
  • Đổ rượu ngập bình và đậy kín bình.
  • Rượu sau 30 ngày đã ngả màu vàng rất đẹp.

Lưu ý khi chọn mua rễ đinh lăng

  • Khâu quyết định đến chất lượng của rượu đinh lăng đó là chất lượng sản phẩm, mua được rễ đinh lăng chuẩn thì bình rượu ngâm của bạn mới phát huy được tác dụng.
  • Có 2 loại rễ đinh lăng hiện nay đó là loại đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá to. Bạn lưu ý phải chọn cho kì được loại đinh lăng lá nhỏ (Đây chính là đinh lăng chính thống được dân gian sử dụng làm thuốc).

Lưu ý khi ngâm rượu cây đinh lăng

  • Rễ đinh lăng có hàm lượng saponin khá cao (Hoạt chất này có nhiều trong nhân sâm, dùng với liều lượng hợp lý sẽ rất tốt nhưng nếu dùng nhiều có thể gây tụt huyết áp, nôn mửa) Bởi vậy chỉ nên giới hạn dùng 3-4 ly/1 lần dùng.
  • 1kg rễ tươi đinh lăng chỉ nên ngâm 3-4 lít rượu. Nhiều trang hướng dẫn ngâm 7-8 lít là không đúng. Nếu ngâm tỷ lệ trên rượu sẽ rất nhạt và không có mùi vị.

Trên đây là một số thông tin về cây đinh lăng cũng như bài thuốc từ đinh lăng mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn ở bài viết này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

VEVA Health
VEVA Health blog cung cấp thông tin bổ ích, những mẹo vặt đơn giản về cuộc sống gia đình, sức khỏe gia đình cho mọi người.
https://vevahealth.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *