SỨC KHỎE

Nấm Ngọc Cẩu là gì, công dụng, cách dùng và phân biệt nấm ngọc cẩu thật giả như thế nào?

Nấm ngọc cầu là một loại cây thuốc quý, thường được biết đến với công dụng tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ giới. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số công dụng chữa bệnh của loại nấm này.

1. Nấm ngọc cầu là gì?

Nấm ngọc cẩu có tên khoa học là Cynomorium songaricum Rupr. Ngoài tên gọi “ngọc cẩu”, chúng còn có các tên gọi khác là: Gió đất, nấm tỏa dương, hoa đất, cu chó, ngọt núi, ký sinh hoàn… Tuy nhiên, tên gọi chính xác nhất của nấm tỏa dương theo tiếng dân tộc là “dùng pờ nòm mà”. Tỏa dương là loại nấm thuộc họ Dó đất có tác dụng giúp chữa yếu sinh lý, tăng cường sinh lực.

1.1 Nấm ngọc cẩu là loại nấm gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong ngọc cẩu có chứa chất Anthoxyanozit, L-Arginin. Tiền chất này sau khi chuyển hóa vào cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này sẽ tác động gây giãn mạch ngoại biên, làm kích thích môi lớn và môi nhỏ của âm hộ và dương vật. Vì thế, nấm ngọc cẩu được biết đến là “thần dược” trong chuyện phòng the. Xưa kia, ông bà ta chỉ dùng loại cây thuốc này để giúp tăng cường sinh lý, đẻ con sòn sòn.

1.2 Đặc điểm nấm ngọc cẩu?

1.2.1 Đặc điểm hình dạng của nấm ngọc cẩu

Đặc điểm chung của nấm ngọc cẩu như sau:

  • Phía thân trên phình to như “cái ấy” của chó đực. Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất, quyết định cái tên “ngọc cẩu” của cây thuốc.
  • Đường kính thân nấm từ 2 – 3cm.
  • Chiều dài cây nấm từ 10 – 15cm.
  • Hình dạng hoa đực và hoa cái nấm ngọc cẩu có sự khác biệt rõ ràng.
  • Sau khi hái 1 – 2 thường dễ bị thâm.
  • Có màu đỏ tím.
  • Hoa nấm ngọc cẩu cái có những chấm đỏ như hình nõn chuối.

1.2.2 Đặc điểm hương vị của nấm ngọc cẩu:

  • Nấm tỏa dương có vị đắng, tính ngọt vào kinh can thận.
  • Ruột nấm màu tím sẽ thơm ngon hơn nấm có ruột màu vàng.
  • Uống vào sẽ dễ “nổi hứng” ngay nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ có nguy cơ bị liệt dương.

1.3 Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu?

Loại nấm này được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc đặc biệt những khu vực Nội Mông và Tây Tạng.

Tại Việt Nam, người ta thường tìm thấy nấm ngọc cẩu ở các vùng núi cao trên 1.500m. Chúng thường sống trong bóng tối, trên những rễ cây gỗ lớn chìm trong lòng đất, dưới lùm cây bụi. Dù không khó tìm kiếm nhưng nó nằm trong các khu rừng sâu, rất khó hái như:

  • Tam Đảo;
  • Sapa;
  • Ba Vì;
  • Hoàng Liên Sơn;
  • Tây Côn Lĩnh…

Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi được thu hái ở những vùng núi độ cao trên 2.000m như ở đỉnh Hoàng Liên Sơn và Tây Côn Lĩnh. Nơi đây, khí hậu quanh năm lạnh giá, vào mùa đông tuyết phủ kiến rừng.

2. Các loại nấm ngọc cẩu

Phân loại nấm ngọc cẩu dựa trên 2 yếu tố:

  • Yếu tố màu sắc;
  • Yếu tố giới tính.

Cụ thể, nấm ngọc cẩu có hai loại, nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái; ngọc cẩu ruột tím và ngọc cẩu ruột vàng chính là hai loại đó. Về mặt khoa học, thế giới đã thống kê được 18 chi và 110 loài khác nhau. Tuy nhiên có thể dựa vào hình dáng, màu sắc ruột nấm để chia ra thành các loại với tên gọi riêng.

2.1 Phân loại nấm ngọc cẩu qua màu sắc ruột nấm

Để phân biệt được chúng ta cần bổ đôi nấm ra để quan sát. Nhờ vào màu sắc của ruột nấm tỏa dương mà chia ra:

  • Nấm ngọc cẩu ruột tím;
  • Nấm ngọc cẩu ruột vàng pha trắng.

2.1.1 Nấm ngọc cẩu ruột tím

Kích thước nấm ngọc cẩu ruột tím bé hơn so với nấm ruột vàng. Cuống nấm màu đỏ, càng già càng đậm. Thân nấm có kích thước chiều cao từ 12 – 17cm. Khi phơi khô chúng có mùi gần giống như mùi thuốc Bắc. Loại nấm này thường được tìm thấy ở dưới gốc cây cổ thụ, thân cây đã bị mục rỗng.

Đây cũng là loại nấm được nhiều người biết đến hơn cả. Nhìn bên ngoài màu đỏ nhưng bên trong ruột lại là màu tím. Loại nấm này có lượng nước khá cao nên khi ngâm rượu nếu không phơi khô sẽ bị nhạt nước, không ngon. Tốt nhất nên phơi nấm qua 1 – 3 nắng rồi mới ngâm để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

2.1.2 Nấm ngọc cẩu ruột vàng

Ngoài ngọc cẩu ruột tím thì loại nấm này còn có thêm loại ruột vàng. Tuy nhiên, phần ruột có pha thêm màu trắng hoặc màu nâu sậm nên nhiều người hay nhầm lẫn. Đặc biệt, phần biểu bì giữa lớp ruột và vỏ nấm mỏng hơn so với loại nấm ruột tím. Không những thế, loại nấm này ít nước nên khi thái sẽ không có hiện tượng nước ứa ra như loại nấm ruột tím.
Cây nấm trưởng thành cao từ 15 – 20cm, có nhiều cây cao hơn. Tuy nhiên, loại nấm này không có mùi thơm đặc trưng như nấm ruột tím. So về kích thước, loại nấm này to hơn nấm ruột tím. Cuống nấm có màu vàng đậm, khi thái trông lát nấm có các đường gân như gân lá.

2.2 Phân biệt ngọc cẩu qua hình dáng hoa

Ngoài việc nhận biết thông qua màu sắc ruột nấm, chúng ta có thể dựa vào hình dáng hoa để phân biệt nấm đực hay nấm cái.

2.2.1 Đặc điểm nấm ngọc cẩu đực

This is the image description

Nấm ngọc cẩu đực hình chóp, có kích thước dài hơn. Thân nấm nhẵn, chóp nấm sần sùi. Khác với nấm cái, loại nấm này không nở như dạng bông hoa. Chiều cao cây nấm từ 10 – 15cm. Khi ở giai đoạn sinh trưởng, cây nấm có kích thước to và thơm hơn ngọc cẩu cái. Vì thế, khi lựa chọn sử dụng nấm tỏa dương người ta thường lựa chọn loại nấm này nhiều hơn cả.

2.2.2 Đặc điểm nấm ngọc cẩu cái

Nấm ngọc cẩu cái có chiều cao thấp hơn và thường nhỏ hơn so với nấm ngọc cẩu đực. Cây nấm ngọc cẩu cái thường nở như dạng một bông hoa. Phần đầu của hoa có màu trắng hoặc pha lẫn màu vàng, cuống hoa có màu hồng hoặc đỏ. Nấm cái sau khi nở hoa thường có màu sẫm và nhiều thịt. Tuy nhiên nấm cái không thơm bằng nấm đực.

3. Thành phần hóa học

Nấm ngọc cẩu có chứa nhiều dược chất quý như testosterone, diogenin, gentianine, trigonelline, carpaine, choline và 13 loại axit amin thiết yếu. Anthoxyanozit và L Arginin trong nấm giúp kích thích nhu cầu tình dục, tăng tiết nội tiết tố nam một cách tự nhiên.

Trong đông y, nấm có vị đắng hơi ngọt, tín ôn, có mùi hôi đặc trưng, như khi ngâm trong rượu ethanol sẽ làm mất đi mùi hôi này thay vào đó là mùi thơm ngọt ngào.

4. Đối tượng sử dụng

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý không chỉ giành riêng cho nam giới mà nấm còn có tác dụng tốt cho cả nữ giới. Dưới đây là những đối tượng sử dụng cây thuốc này như sau:

  • Bệnh nhân mắc chứng yếu sinh lý, liệt dương
  • Bệnh nhân bị rối loạn cương dương
  • Nam giới và nữ giới muốn nâng cao năng lực tình dục, phòng the
  • Phụ nữ sau sinh
  • Người già uống ngọc cẩu giúp cải thiện trí nhớ và sức khỏe.

5. Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì

  • Bồi bổ, tăng cường sức khỏe
  • Điều trị bệnh yếu sinh lý, liệt dương
  • Điều trị rối loạn cương dương
  • Tác dụng kéo dài tuổi thọ
  • Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nở
  • Cải thiện trí nhớ, nhất là ở người cao tuổi.

6. Cách dùng, liều dùng

6.1 Cách sắc uống

Ngày dùng: 30g sắc với 1 lít nước, sắc còn 600ml nước uống trong ngày (Nên thâm khoảng 2 thìa canh mật ong cho dễ uống)

6.2 Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu làm thuốc tăng cường sinh lý

Theo kinh nghiệm dân gian, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã ghi chép trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cách chế biến nấm ngọc cẩu hiệu quả nhất là ngâm rượu (1), cây thuốc.org xin giới thiệu chi tiết cách ngâm rượu nấm như sau:

6.2.1 Ngâm nấm ngọc cẩu tươi:

  • Thành phần, tỷ lệ: 1 kg nấm tươi, 200ml mật ong rừng ngâm với 4 lít rượu trắng loại ngon, nếu ngâm với rượu nếp càng tốt.
  • Cách ngâm: Nấm rửa sạch đất cát đem phơi dáo nước, sau đó tráng nấm 1 lượt bằng rượu trắng. Cắt đôi dọc cây nấm, đối với phần củ nấm nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn và tiến hành ngâm với rượu theo tỷ lệ 1Kg nấm ngâm 4 lít rượu.
  • Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
  • Chú ý: Nên chọn loại bình miệng lớn để ngâm, nên ngâm bằng bình thủy tinh hoặc bình sành sứ để có được loai rượu tốt nhất.

6.2.2 Ngâm nấm khô:

  • Tỷ lệ ngâm: 500gram nấm khô, 100ml mật ong rừng ngâm với 5 lít rượu.
  • Cách ngâm: Tiến hành ngâm bình thường như trên.
  • Nấm khô: Ngâm mùi vị sẽ đặm đà hơn nấm tươi, do nấm khô không chứa nước như nấm tươi.
  • Thời gian: Ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ.

Lưu ý: Những đối tượng sau đây không được dùng rượu ngọc cẩu:

  • Bệnh nhân ung thư đang trong giai đoạn xạ trị
  • Người mắc các bệnh về gan và thận như viêm gan, xơ gan…
  • Bệnh nhân cao huyết áp
  • Người bị bệnh về hệ tiêu hóa
  • Bị dị ứng với rượu và dược liệu
  • Trường hợp kiêng rượu theo chỉ định của bác sĩ
  • Đối với rượu ngọc cẩu ngâm, không uống quá 30ml 1 ngày, không dùng liên tục trong nhiều ngày.

7. Nấm ngọc cẩu giá bao nhiêu?

Giá bán 1kg nấm ngọc cẩu tươi trên thị trường hiện nay khoảng 100.000vnđ – 350.000vnđ/1kg. Nấm ngọc cẩu khô khoảng 500.000vnđ – 900.000vnđ/1kg.

Theo khảo sát mới đây nhất của chúng tôi, các đơn vị cung cấp nấm ngọc cẩu có giá bán chênh lệch nhau rất lớn. Chúng tôi được biết, sở dĩ giá bán chênh lệch nhau lớn đến vậy là do chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Một số địa chỉ bán dạng sản phẩm đại trà, thậm chí lừa gạt khách hàng khi những hình ảnh đăng lên bán thì chọn những củ nấm to, đẹp. Nhưng khi tới tay khách hàng thì sản phẩm kém chất lượng, loại nấm non và nhỏ. Khách hàng ham rẻ nên mua, mang về ngâm thì sử dụng hiệu quả không như ý muốn.

8. Phân biệt nấm ngọc cẩu ta và nấm ngọc cẩu Trung Quốc

Hiện nay trên thị trường đang bán nhiều loại nấm ngọc cẩu Trung Quốc nhưng với cái giá cắt cổ, đắt hơn so với nấm ngọc cẩu ta. Nấm tỏa dương Trung Quốc có hình dáng rất giống với nấm tỏa dương ruột tím của ta. Loại nấm này có kích thước to và dài hơn hẳn. Bởi lẽ người bán tiêm chất kích thích vào để nấm phát triển nhanh và thu lợi. Cần phân biệt hai loại nấm này để tránh mua phải nấm giả, nấm mốc gây độc khi sử dụng.

8.1 Nấm ngọc cẩu rừng Việt Nam

Nấm ngọc cẩu Việt Nam có hình dạng nhỏ, màu vàng hoặc đỏ tươi. Nếu để trực tiếp nhiều ngày ngoài trời sẽ hơi thâm một chút vì không có chất bảo quản. Khi phơi khô, nấm ngọc cẩu rừng có mùi thơm đặc trưng, ngâm rượu có màu đỏ nhạt, vị chát.

8.2 Nấm ngọc cẩu Trung Quốc

Nấm ngọc cẩu Trung Quốc có hình dáng to hơn nấm ta, màu sắc sặc sỡ do bơm thuốc kích thích. Để ngoài trời cả tuần cũng không hề bị biến màu vì được tiêm chất bảo quản. Khi nhìn vào vỏ nấm thấy ít gai hơn và màu sẫm đen chứ không đỏ tươi như nấm thật. Khi nấm ngâm rượu nấm giả thì nước rượu trong vắt không có mùi thơm của nấm.

Với những chia sẻ trên đây về nấm ngọc cẩu, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được những thông tin cần thiết về loại nấm này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

VEVA Health
VEVA Health blog cung cấp thông tin bổ ích, những mẹo vặt đơn giản về cuộc sống gia đình, sức khỏe gia đình cho mọi người.
https://vevahealth.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *